(¯`•._.•๑๑۩۞۩ Welcome...to...forum...12a1NH ۩۞۩๑๑•._.•´¯)
♥️♥️۩♥️♥️Chào mừng bạn đã ghé thăm “Second Home” của tập thể lớp 10/3_a3. Bạn hãy đăng kí thành viên để được hỗ trợ đầy đủ khi tham gia vào diễn đàn. Rất mong được sự ủng hộ của các bạn.♥️♥️۩♥️♥️
(¯`•._.•๑๑۩۞۩ Welcome...to...forum...12a1NH ۩۞۩๑๑•._.•´¯)
♥️♥️۩♥️♥️Chào mừng bạn đã ghé thăm “Second Home” của tập thể lớp 10/3_a3. Bạn hãy đăng kí thành viên để được hỗ trợ đầy đủ khi tham gia vào diễn đàn. Rất mong được sự ủng hộ của các bạn.♥️♥️۩♥️♥️

(¯`•._.•๑๑۩۞۩ Welcome...to...forum...12a1NH ۩۞۩๑๑•._.•´¯)

CHÀO MỪNG ĐÃ GHÉ THĂM FORUM LỚP 12/1-A1 TRƯỜNG THPT NGUYỄN HIỀN_ĐÀ NẴNG
 
Trang ChínhLatest imagesTìm kiếmĐăng kýĐăng Nhập

Share | 
 

 Đề cương môn văn nà pà con ơi....

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Go down 
Tác giảThông điệp
win_luv
Administrator
Administrator
win_luv

Tổng số bài gửi : 60
Join date : 14/11/2009
Age : 29
Đến từ : dA` nEng~ cItY

Đề cương môn văn nà pà con ơi.... Empty
Bài gửiTiêu đề: Đề cương môn văn nà pà con ơi....   Đề cương môn văn nà pà con ơi.... I_icon_minitimeFri May 07, 2010 8:56 am

Đề: Giới thiệu về tác giả “Nguyễn Trãi”


MB: Nhắc đến NT không ai là không biết đến ông.
Ông là một thiên tài văn học ở nữa thế kỉ XV của nước VN chúng ta. Hãy cùng tìm
hiểu về tác giả Nguyễn Trãi


TB: Cuộc đời của NT gặp rất nhiều gian truân và
những mất mát đau thương. Nguyễn Trãi(1380-1442) hiệu là Ức Trai, quê ở làng
Chi Ngại. Thân phụ là Nguyễn Ứng Long, thân mẫu là Trần Thị Thái. Nguyễn Trãi
mang trong mình dòng máu được kế thừa từ bên nội cũng như bên ngoại là yêu nước
và văn hóa,văn học. Thưở niên thiếu, NT đã phải hứng chịu những mất mát, đau
thương: chịu tang mẹ lúc 5 tuổi, sau đó ông ngoại qua đời khí NT mới vừa tròn
10 tuổi. Ông thi đỗ và làm quan cho nhà Hồ cùng với cha mình năm 1400. Đến
1407, giặc Minh đến cướp nước ta, cha NT bị bắt đưa về TQ, NT theo cha nhưng đến
biên giới, nghe lời cha khuyên “rửa nhục cho nước, trả thù cho cha, ấy mới là đại
hiếu”, NT quay lại tìm cách rửa nhục cho đất nước. Sau khi thoát khỏi sự giam lỏng
của giặc Minh, NT đã từ Đông Quan tìm vào Lam Sơn theo Lê Lợi và dâng “Bình Ngô
đại cáo” cho Lê Lợi rồi tham gia cuộc khởi nghĩa Lam Sơn để chống lại quân Minh
đến toàn thắng 1427. Ông đã góp công rất lớn đưa sự nghiệp giải phóng dân tộc đến
thắng lợi hoàn toàn. Ngay sau đó, NT hăng hái bắt tay vào việc xây dựng đất nước
thái bình, thịnh trị, vua dân hòa mục nhưng lại bị gian thần ghen ghét, bị nghi
ngờ và không còn được tin dùng nhiều. Năm 1439, ông xin về ở ẩn nhưng đến năm
1440, vua Lê Thái Tông lại mời ông ra giúp nước. Năm 1442, nhà vua đi duyệt võ ở
Chí Linh, có ghe thăm NT ở Côn Sơn, rồi đột ngột băng hà ở Lệ Chi Viên. NT bị
gian thần vu khống cho tội giết vua và bị xử án “tru di tam tộc”. Năm 1464, Lê
Thánh Tông minh oan cho NT, sau đó sưu tầm lại thơ văn của ông và tìm con cháu
của ông để bổ làm quan. Lê Thánh Tông đã khẳng định nhân cách và tâm hồn lớn của
NT với câu nói nổi tiếng “Ức Trai tâm thượng quan khê tảo”


Về sự nghiệp thơ văn thì NT được coi
là một cây đại thụ đầu tiên của văn học Việt Nam. Ông là tác giả xuất sắc về
nhiều thể loại văn học cả hai lĩnh vực chữ Hán cũng như chữ Nôm. Ông đã để lại
cho đời một khối lượng tác phẩm nổi tiếng có giá trị cao như: “Quân trung từ mệnh
tập”, “Ức Trai thi tập”, “Bình Ngô đại cáo”, “Quốc âm thi tập”, “Lam Sơn thực lực”…
NT là một nhà yêu nước vĩ đại. Sống trong cảnh nước mất nhà tan, ông sớm xác định
đường đi cho mình. Ông đặt niềm tin vào ngọn cờ chính nghĩa của Lê Lợi. Tư tưởng
quán xuyến mọi hoạt động của ông là tư tưởng nhân nghĩa mà nội dung cơ bản là
lòng yêu nước, thương dân. Trong nhận thức và tình cảm của NT thì yêu nước phải
gắn liền với thương dân, cứu nước trước hết phải cứu dân và chỉ có dựa vào dân
mới có thể thành công được. Nhận rõ vai trò quyết định của nhân dân trong công
cuộc giữ nước, ông chủ trương tập hợp “mệnh lệ bốn phương” làm thành sức mạnh
kháng chiến.


Sau chiến thắng, NT tiếp tục vận dụng
tư tưởng nhân nghĩa trong công cuộc xây dựng đất nước. Nguyện ước của ông là
“trong thôn cùng xóm vắng không có một tiếng hờn giận oán sầu”. Ông trủ trương
phép nước phải thuận lòng dân. NT cũng rất quan tâm đến việc giáo dục đào tạo
làm người. Ông quan niệm cái quí báu hơn mọi thứ của cải trên đời là tình
nghĩa, sống giản dị, không tham lợi, tham giàu, ham làm thiện. Bên cạnh nỗi lo
lắng về cuộc sống vật chất cho dân, NT còn luôn quan tâm, thấu hiểu khát vọng
tinh thần của con người. Sự thấu hiểu đó chứng tỏ NT là con người có lí tưởng
nhân văn sâu sắc. Dưới chế độ quân chủ triều Lê đang phát triển theo hướng
chuyên chế ngày càng nặng nề, tư tưởng
nhân nghĩa của NT trở
thành lạc lõng, thậm chí còn gây nên mâu thuẫn gay gắt đối với bọn quyền thần.
Đó là nguyên nhân dẫn đến bi kịch của ông.


NT cũng là người đặt nền móng cho nền thơ ca
viết bằng TV. Trong văn học trung đại VN, ông là nhà văn chính luận lỗi lạc nhất.
Ông đã để lại khối lượng khá lớn văn chính luận. Tư tưởng chủ đạo xuyên suốt
các áng văn chính luận của NT là tư tưởng yêu nước, thương dân, nhân nghĩa. Văn
chính luận của NT có giá trị mẫu mực và là một cột mốc đánh dấu sự phát triển đến
đỉnh cao của văn luận chiến một thời. NT
không những là nhân chứng cho những biến động bão táp cảu lịch sự mà ông còn là
người trực tiếp tham gia vào những biến động đó. Ngay cả cuộc đời ông cũng là một
cuộc đời đầy những bão táp, thăng trầm. Vì vậy, thơ ông thể hiện rõ một vốn sống
đã ở độ chín, một suy nghĩ sâu sắc về cuộc đời đầy phức tạp và một tình cảm
nhân hậu đối với thiên nhiên, con người.


Về hình thức nghệ thuật, văn chương NT
đã có đóng lớn ở cả hai bình diện cơ bản là thể loại và ngôn từ. Bị chi phối bởi
quan niệm thẩm mỹ của văn chương trung đại, thơ Nôm của ông vẫn mang tính uyên
bác, sử dụng nhiều điển cố điển tích và các hình ảnh tượng trưng ước lệ. Tuy
nhiên nhờ sử dụng chữ Nôm mà thơ của NT đã ngày càng dung dị, tự nhiên, gần gũi
hơn với cuộc sống của nhân dân lao động. Từ ngữ trong thơ Nôm thường có sức gợi
tả mạnh và đặc biệt độc đáo. Nhờ chữ Nôm, NT đã thành công trong việc đưa vào
thơ ca bác học nguồn thi liệu vô cùng quý giá của tục ngữ, thành ngữ và ca dao


KB: NT là bậc anh hùng dân tộc, là một nhân vật
toàn tài hiếm có trong lịch sử nước nhà, là danh nhân văn hóa TG nhưng đồng thời
cũng là người chịu những oan khiên thảm khốc nhất trong lịch sử chế độ phong kiến
VN. Ông được đánh giá là thiên tài văn học, là hồn thơ kết tinh tinh hoa văn
hóa Lí-Trần, là người mở đường cho cả một giai đoạn mới của thơ viết bằng TV.
Và ông cũng đã góp phần thúc đẩy, làm cho TV trở thành ngôn ngữ văn học giàu và
đẹp




Đề: Thuyết minh: “Chuyện chức phán sự đền Tản Viên”


MB: Chuyện chức phán sự đền Tản Viên là 1 trong
20 chuyện được trích từ tác phẩm viết bằng chữ Hán “Truyền kì Mạn Lục” của Nguyễn
Dữ. Thông qua việc xây dựng hình ảnh một kẻ sĩ kiên quyết đấu tranh chống lại sự
tham tàn, dối trá, bạo ngược của hồn ma 1 tướng giắc phương Bắc, Nguyễn Dữ đã
phản ánh hiện thực XH phong kiến đương thời


TB: Ngô Tử Văn - 1 kẻ sĩ nước
Việt được giới thiệu là một người “khẳng khái, nóng nảy, thấy sự tà gian thì
không thể chịu được, vùng Bắc người ta vẫn khen là 1 người cương trực”. Tính
cách ấy được tác giả làm rỏ qua những việc làm cụ thể của Ngô Tử Văn


Trước việc hồn ma của 1 viên tướng
giặc phương Bắc bại trận, tranh chiếm miếu đền của thổ thần nước Việt , tác yêu
tác quái hại dân. Ngô Tử Vân đã rất tức giận, tấm gội sạch sẻ, khấn trời rồi
châm lửa đốt đền để trừ hại cho dân. Việc Ngô Tử Vân khấn trời trước khí đốt đền
là 1 việc làm giàu ngụ ý: chàng tin vào hành động chính nghĩa của mình và mong
trời chứng giám. Thậm chí ngày cả khi hồn ma Bách hộ họ Thôi giả mạo cư sĩ đến
đòi chàng dựng trả ngôi đền và dọa sẽ kiện chàng dưới Âm phủ thì NTV vẫn điềm
nhiên không hề run sợ. Đến lúc bị bắt giải xuống Minh ti phải đối diện với bọn
quỹ dạ xoa đanh ác và quan cảnh rùng rợn nơi cỏi âm. Sự xảo trá của hồn ma tướng
giặc và những lời quát tháo đầy uy quyền của Diêm Vương nhưng NTV không hề khiếp
sợ mà rất cứng cỏi thẳng thắng tau trình sự việc, vạch trần tội ác của kẻ tham
lam với thái độ kiên quyết, gan dạ, bất khuất


Bằng chính nghĩa và sự dũng cảm,
cương trực, kiên định đấu tranh cho chính nghĩa, cuối cùng NTV đã chiến thắng.
Sự chiến thắng này của NTV không chỉ diệt trừ được tai họa, đem lại sự an bình
cho dân mà còn diệt trừ được tận gốc thể lực xâm lược tàn ác, làm sáng tỏ nỗi
oan khuất và phục hồi danh dự vị thổ thần cho nước Việt. Kết thúc chuyện là hồn
ma tướng giặc bị bắt, bị nhốt vào ngục Cửu U, thổ thần được trở lại ngôi đền. Tử
Vân được tiến cử vào chức phán sự đề Tản Viên đảm đương nhiệm vụ giữ gìn công
lí. Đây là sự thưởng công xứng đáng, có ý nghĩa khích lệ cho người đời sau phải
biết dũng cảm đấu tranh chống các ác, bảo vệ công lí. Sự chiến thắng của NTV sau nhiều gian nguy có
ý nghĩa khẳng định niềm tin “chinh nhất định thắng tà”. NTV là đại diện cho kẻ
sĩ nước Việt còn tên hung thần vốn là giặc Minh bại trận bỏ sát ở nước ta nhưng
cái hồn tham lam vẫn tiếp tục quấy nhiễu nhân gian. Đề cao nhân vật NTV, chuyện
càng thể hiện tinh thần dân tộc mạnh mẽ, sự đấu tranh triệt để đối với cái ác,
cái xấu để bảo vệ nhân dân, bảo vệ chính nghĩa


Qua việc “Chức phán sự đền Tản Viên”
Nguyễn Dữ còn nhằm phê phán hồn ma tướng giặc hung ác, gian tham, xảo quyệt
(lúc sống thì đi xâm lược, lúc chết cũng không từ bỏ giả tâm: tranh chiếm miếu
đền, giả mạo thổ thần để dọa nạt NTV, dưới âm phủ thì đến trước để uy hiếp, khi
bị vạch tội thì giả nhân giả nghĩa nhằm che giấu tội ác ) nhưng cuối cùng rồi
cũng vạch mặt trừng trị


Mặt khác, truyện còn phơi bày hiện
thực đầy rẫy những bất công, từ cỏi trần đến cỏi âm, kẻ ác được sung sướng, người
lương thiện chịu oan ức, thánh thần ở cỏi âm cũng tham của đuốt, bao che cho kẻ
ác lộng hành. Diêm Vương và các phán quan đại diện cho công lí cũng bị lắp tai
che mắt. Những hiện tượng tiêu cực ở cỏi âm chình là hình chiếu những bất công
trong XH đương thời mà ở đó bọn quan lại tham ô, tiếp tay cho kẻ ác, kẻ xấu gây
nên bao nổi khổ cực cho nhân dân. Cũng qua câu truyện, Nguyễn Dữ muốn nhắn gửi
với rằng: Hãy đấu tranh đến cúng để chống lại cái xấu, cái ác


“Chuyện chức phán sự đền Tản Viên” sở
dĩ hấp dẫn người đọc là bởi NT kể chuyện rất sinh động, độc đáo, gây sự chú ý
cho người đọc và dự báo những diễn biến tiếp theo. Câu chuyện được thắt nút với
những xung đột ngày càng gay gắt, căng thẳng dẫn đến cao trào. Câu chuyện được
mở nút: “lời Tử Văn được minh chứng, sự thật được phơi bày. Công lý được thực
hiện: kẻ ác phải đền tội còn người lương thiện được đền đáp”


KB: Truyện được xây dựng đầy kịch tính với kết
cấu chặc chẽ, lô rít thông qua hành động của nhân dân Việt. Nguyễn Dữ đã lôi cuống
người đọc cùng chia sẽ với nhau những tình cảm, quan điểm của mình. Qua câu
chuyện mọi người hãy tự rút ra cho mình những bài học nhân văn





Đề: Giới thiệu về tác giả “Nguyễn Du”


MB: Nếu
có ai đó hỏi bạn rằng: ai là người có tấm lòng nhân đạo sâu sắc ở thế kỉ V và
là tác giả của 1 tác phẩm văn học viết về cuộc đời 15 năm lưu lạc của 1 cô gái
tài hoa nhưng bạc mệnh, tội tình chắc rằng bạn sẽ không cần suy nghĩ và trả lời
ngay đó là Nguyễn Du


TB: Nguyễn Du sinh năm 1765 tại Thăng Long, tên chữ
là Tố Như, hiệu là Thanh Hiên. Quê cha của Nguyễn Du ở Nghi Xuân, Hà Tĩnh-1
vùng đất đai khô cần núi non trùng điệp, nơi ẩn nấu của những nhà yêu nước, những
chiến sĩ CM, vùng quê có truyền thống cách mạng và hiếu học. Vùng quê ấy đã tạo
cho ND tính kiên nhẫn, chí tiến thủ để giúp ông vượt qua những trở ngại sau này
trong cuộc sống. Quê mẹ của ND ở vùng Bắc Ninh- vùng quê của những làng điệu
dân ca quan họ mượt mà. Vùng đất này nuôi dưỡng đời sống tâm hồn của ND và tạo
nên 1 ND giàu tính cảm, cảm xúc.


Sinh ra trong 1 gia đình, dòng họ vốn
có nền học vấn uyên thâm, am hiểu thơ văn và nhiều đời làm quan đỗ đạt cao. Vì
thế, ngay từ nhỏ ND đã tỏ ra là 1 người có tư chất thông minh và đây cũng là
nhân tố quan trọng được hình thành tài năng ND


Thuở thiếu thời, ND sống tại Thăng
Long trong một gia đình pk quyền quí nên có điều kiện học tập và trao đổi tri
thức. Nhưng ông cũng sớm gặp phải những bất hạnh, 10 tuổi mồ côi cha, 13 tuổi mồ
côi mẹ, ông đến sống với người anh cả cùng cha khác mẹ là Nguyễn Khản – 1 người
rất mê hát sướng, phong lưu, xa hoa của giới quí tộc pk, cũng như thân phận của
người ca nhi kỉ nữ. Năm 1783, Nguyễn Du thi hương đổ tam trường và được nhận 1
chức quan võ nhỏ ở Thái Nguyên. Không được bao lâu thì xã hội loạn lạc, nội chiến
liên miên nên từ năm 1789 đến hết 10 năm sau ông phải sống lang thang, chật vật
ở nhiều nơi. Chính khoảng thời gian này đã đem lại cho ông 1 vốn sống phong
phú, hiểu biết được bản sắc văn hóa của nhiều vùng quê khác nhau cũng như cuộc
sống của những người nghèo khổ. Có thể nói những nhân tố trên đã tạo tiền để
cho sự hình thành tài năng và bản lĩnh sáng tác văn chương sau này. Năm 1802,
ND ra làm quan cho nhà Nguyễn và hoạn lộ khá thuận lợi. Ông liên tục được giữ
nhiều chức vị quan trọng. Năm 1813, ông được cử đi sứ sang TQ lần thứ nhất,
chuyến đi này đã để lại cho ông những dấu ấn sâu sắc trong thơ văn, góp phần
mang tầm khái quát những tư tưởng và tâm trạng con người trong sáng tác của ND.
Năm 1820 ông chuẩn bị đi sứ TQ lần thứ 2 nhưng chưa kịp lên đường thì mất ngày
18-9-1820. Năm 1965 nhân kỉ niệm 200 năm sinh ND, hội đồng hòa bình TG đã công
nhận ông là danh nhân văn hóa TG


ND đã để lại cho đời 1 khối lượng tác
phẩm văn học khá lớn, có giá trị với nhiều thể loại khác nhau: thơ, truyện thơ,
văn tế…Những sáng tác bằng chữ Hán của Nguyễn Du gần khoảng 249 bài thơ viết
trong những thời kì khác nhau. “Thanh Hiên thi tập” gần 78 bài viết chủ yếu
trong thời gian trước khi Nguyễn Du ra làm quan cho nhà Nguyễn. “Nam trung tạp
ngâm” gồm 40 bài viết trong thời gian ND làm quan ở Huế và Quãng Bình. “Bắc
hành tạp lục” gồm 131 bài sáng tác trong chuyến đi sứ TQ.


Thơ chữ Hán của
Nguyễn Du thể hiện tư tưởng, nhân cách của ông. Các bài thơ trong “Thanh Hiên thi tập”
và “Nam trung tạp
ngâm”
tuy biểu hiện một tâm trạng buồn đau, day dứt nhưng đã cho thấy
rõ khuynh hướng quan sát, suy ngẫm về cuộc đời, về xã hội của tác giả. Trong Bắc
hành tạp lục, những điểm đặc sắc tư tưởng, tình cảm của Nguyễn Du được thể hiện
rõ ràng hơn. Có ba nhóm đáng chú ý: Một là ca ngợi, đồng cảm với các nhân cách
cao thượng và phê phán những nhân vật phản diện. Hai là phê phán xã hội phong
kiến chà đạp quyền sống con người. Ba là cảm thông với những thân phận nhỏ bé
dưới đáy xã hội, bị đọa đày hắt hủi…


Về những sáng tác bằng chữ Nôm của Nguyễn
Du gồm có: “Đoạn trường tân thanh”
(Truyện Kiều), được viết bằng chữ Nôm,
gồm 3.254 câu thơ theo thể lục bát.
Nội dung của truyện dựa theo tác phẩm “Kim Vân Kiều truyện” của Thanh Tâm Tài Nhân, Trung Quốc.
Nội dung chính của truyện xoay quanh quãng đời lưu lạc sau khi bán mình chuộc
cha của Thuý Kiều, nhân vật chính trong truyện, một cô
gái có tài sắc. Trên nền tảng nhân đạo chủ nghĩa vững chãi, với tài năng điêu
luyện, với sự lựa chọn thể loại truyện thơ kết hợp nhuần nhuyễn cả chất tự sự
và chất trữ tình, với sự am hiểu đồng thời cả ngôn ngữ bình dân cũng như ngôn
ngữ văn học bác học, Nguyễn Du đã sáng tạo nên một kiệt tác độc nhất vô nhị của
văn học trung đại Việt Nam. Và “Văn
chiêu hồn” (Văn tế thập loại chúng sinh). Trong văn bản
do Đàm Quang Thiện hiệu chú có dẫn lại ý của ông Trần Thanh Mại trên “Đông
Dương tuần báo” năm 1939, thì Nguyễn Du viết bài văn tế
này sau một mùa dịch khủng khiếp làm hằng triệu người chết, khắp non sông đất
nước âm khí nặng nề, và ở khắp các chùa, người ta đều lập đàn giải thoát để cầu
siêu cho hàng triệu linh hồn. Tác phẩm được làm theo thể song thất lục bát, gồm 184 câu thơ chữ Nôm.
Nguyễn Du viết bài thơ chiêu hồn cho nhiều hạng người khác nhau, kể cả những
người thuộc tầng lớp phong kiến quý tộc. Song tấm lòng nhân ái của nhà thơ vẫn
hướng về những thân phận nhỏ bé, dưới đáy xã hội…Do giá trị nhân đạo sâu sắc mà
Văn Chiêu hồn đã được phổ biến rộng rãi, kể cả trong phạm vi nhà chùa


Xét về nội
dung, qua các sáng tác của Nguyễn Du, nét nổi bật chính là sự đề cao xúc cảm, tức
đề cao “tình”. Điều quan trọng hàng đầu, là sự cảm thông sâu sắc của tác giả đối
với cuộc sống và con người, đặc biệt là những con người nhỏ bé, bất hạnh Cái
nhìn nhân đạo này khiến ông được đánh giá là “ tác giả tiêu biểu của trào lưu
nhân đạo chủ nghĩa trong văn học cuối thế kỷ 18
đầu thế kỷ 19”. Riêng với Truyện Kiều, kiệt tác này còn “thấm đẫm tinh thần
ngợi ca, trân trọng vẻ đẹp kì diệu của tình yêu lứa đôi.”


Về mặt nghệ
thuật, Nguyễn Du là nhà thơ có học vấn uyên bác, nắm vững nhiều thể thơ của
Trung Quốc, như: ngũ ngôn cổ thi, ngũ ngôn luật , thất ngôn luật, ca, hành…nên
ở thể thơ nào, ông cũng có bài xuất sắc. Đặc biệt hơn cả là tài làm thơ bằng chữ Nôm
của ông, mà bằng chứng là ở Truyện Kiều, đã cho thấy thể thơ lục bát “có khả
năng chuyển tải nội dung tự sự và trữ tình to lớn của thể loại truyện thơ.”


Trong
tác phẩm của Nguyễn Du không chỉ có không khí lễ hội mà còn có thế giới trời,
Phật, thần thánh, ma quỷ; không chỉ có mồ mả, tha ma, nghĩa địa mà còn có chiêm
bao, mộng mị, bói toán. Mà những điều này hầu hết đều tồn tại thường xuyên
trong đời sống dân tộc Việt. Nguyễn Du từ nhân dân mà ra, sống giữa lòng
nhân dân, mất đi trong sự cảm thương của nhân dân, và Nguyễn Du sẽ tồn tại đời
đời cùng với nhân dân. Văn hóa bao giờ cũng là nguồn cội của sáng tác, in dấu
lên sáng tác. Nguyễn Du là nhà thơ sống hết mình, tư tưởng, tình cảm, tài năng
nghệ thuật của ông xuyên suốt các tác phẩm của ông, xuyên suốt cuộc đời ông và
thể hiện rõ nhất qua áng văn chương tuyệt vời là Truyện Kiều. Đọc Truyện Kiều
ta thấy xã hội, thấy đồng tiền và thấy một Nguyễn Du hàm ẩn trong từng chữ, từng
ý. Nguyễn Du cũng đã khái quát bản chất tàn bạo của xã hội và thể hiện thái độ
phẩn nộ trước XH bất công. Mặt khác, ông còn để cao giá trị tinh thần và trân
trọng chủ thể sáng tạo ra nó, đề cao hạnh phúc tình yêu, tự do


KB: Một Nguyễn Du thâm
thuý, trải đời, một Nguyễn Du chan chứa nhân ái, hiểu mình, hiểu đời, một Nguyễn
Du nóng bỏng khát khao cuộc sống bình yên cho dân tộc, cho nhân dân. Ông là nhà
thơ nhân đạo chủ nghĩa tiêu biểu của văn học Việt Nam trung đại. Ông có đóng
góp to lớn đối với văn học dân tộc về nhiều phương diện nội dung và nghệ thuật,
xứng đáng được gọi là thiên tài văn học





Đề: Thuyết minh “Đoạn trích Trao Duyên” trích truyện Kiều –Nguyễn Du


MB: Trao duyên là đoạn trích từ câu 723 đến câu
756 của truyện Kiều. Đoạn trích tái hiện cảnh trao duyên và tâm trạng của Kiều
sau khi trao duyên trong đêm cuối cùng trước khi theo Mã Giám Sinh


TB: Đoạn trích “Trao duyên” tái hiện những
diễn biến tâm trạng của nàng Kiều. Có thể chia đoạn trích thành 2 đoạn nhỏ: 12
câu thơ đầu là cảnh Thúy Kiều thuyết phục Thúy Vân kết duyên với Kim Trọng và
phần còn lại là cảnh “trao duyên” và tâm trạng của nàng Kiều sau khi “trao
duyên”


Khi thuyết phục Vân, Kiều đã rất
khéo léo khi ngõ lời:


“Cậy em, em có chịu lời,
Ngồi lên cho chị
lạy rồi sẽ thưa”


Không phải nhờ mà là cậy, chị nhờ
em giúp chị với tất cả lòng tin của chị. Nhờ em nhưng cũng là gửi gắm vào em. Bao
nhiêu tin tưởng bao nhiêu thiêng liêng đặt cả vào từ cậy ấy! Cũng không phải chỉ
nói mà là thưa, kèm với lạy. Phải thiêng liêng đến mức nào mới có sự "thay
bậc đổi ngôi" giữa hai chị em như thế. Nguyễn Du thật tài tình, như đọc thấu
tất cả nỗi lòng nhân vật. Nỗi đau khổ vì không giữ trọn lời đính ước với chàng
Kim đã buộc Thúy Kiều phải nói thật, nói hết với em, phải giãi bày tất cả. Bởi
vì không có cách nào khác là phải nhờ em. Gánh tương tư đâu có nhẹ nhàng gì, thế
mà vì mình giờ đây bỗng giữa đường đứt gánh, ai mà không đau khổ. Nhưng, gánh nặng
vật chất thì san sẻ được, nhờ người khác giúp đỡ được, còn gánh tương tư mà nhờ
người khác giúp đỡ cũng là điều hiếm thấy xưa nay. Vì vậy, Kiều mới phải cậy
em, mới phải lạy, phải thưa, vì nàng hiểu nỗi khó khăn, sự tế nhị của gánh nặng
này. Rõ ràng, Thúy Vân cũng phải hi sinh tình yêu của mình để giúp chị. Trong
hoàn cảnh bi thương của mình, Thúy Kiều không chỉ trao duyên mà còn trao cả nỗi
đau của mình cho em gái. Tuy nhiên, Thúy Vân vốn là cô gái vô tư, thơ ngây
trong gia đình họ Vương lúc vạ gió tai bay, Thúy Kiều phải giành cho mình phần
hi sinh lớn hơn; không chỉ hi sinh tình yêu mà hi sinh cả cuộc đời để cứu cha,
cứu em.


Đau đớn dằn xé nhưng xem ra lời lẽ
của Thúy Kiều rất khôn khéo. Nhằm nhận ra tín hiệu đồng ý: Kiều lấy tình cảnh
ra để thuyết phục em, nàng nói cho Vân biết về tình yêu của mình với Kim Trọng


“Kể từ khi gặp chàng
Kim,


Khi ngày quạt ước
khi đêm chén thề”


Đó là 1 tình yêu gắn bó rất sâu
nặng nhưng sớm phải dở dang, tan vỡ bởi “sự đau sóng gió bất kì”, tai biến bất
ngờ của gia đình buộc nàng phải dức bỏ tình yêu để báo đền chữ hiếu. Có thể nói
sự hi sinh đó của Kiều là 1 lí tưởng đạo đức mà con người hướng tới.


Trao duyên cho em nhưng nào đã dễ
trút đi gánh nặng? Bao nhiêu kỉ niệm ngày xưa của mối tình đầu, kỉ niệm đẹp đẽ
của một thời ào ạt trở về. Những kỉ vật thiêng liêng nàng vẫn giữ, minh chứng
cho tình yêu của nàng với chàng Kim, dễ gì trong phút chốc lại phải trao sang
tay người khác, cho dù người đó chính là em gái mình? Tình yêu đôi lứa vốn có
chút ít ích kỉ bên trong, đó cũng là lẽ thường tình. Chiếc thoa với bức tờ mây,
Phím đàn với mảnh hương nguyền... vốn là kỉ vật riêng của Thúy Kiều, kỉ vật ấy
có ý nghĩa tượng trưng cho hạnh phúc của nàng. Bây giờ, những kỉ vật thiêng
liêng ấy, nàng phải trao cho em, không còn là của riêng của nàng nữa mà đã trở
thành của chung của cả ba người. Đau xót làm sao khi buộc phải cắt đứt tình
riêng của mình ra thành của chung! Biết vậy nhưng Thúy Kiều cũng đã trao cho em
với tất cả tấm lòng tin cậy của tình ruột thịt, với tất cả sự thiêng liêng của
tình yêu với chàng Kim. Nàng thuyết phục em mới khéo làm sao:





“Ngày xuân em hãy
còn dài,
Xót tình máu mủ, thay lời nước
non.
Chị dù thịt
nát xương mòn,
Ngậm cười
chín suối hãy còn thơm lây”


Trên hết giữa chị với em là tình
máu mủ; vì tình máu mủ ai nỡ chối nhau? Vì vậy, suốt từ đầu đến cuối đoạn thơ
không hề thấy lời nói của Thúy Vân. Thúy Kiều như người đang dốc bầu tâm sự,
nàng phải dốc cạn với em mới có thể thanh thản ra đi. Nàng tưởng tượng đến lúc
mình đã chết, oan hồn trở về lẩn quất bên chàng Kim. Khi đó, âm dương cách biệt,
chỉ có chén nước mới giải được mối oan tình. Lời tâm sự sao mà thương!
Cuối đoạn thơ nàng tưởng như
mình đang nói với người yêu. Nỗi lòng vẫn ngổn ngang tâm sự, vẫn còn trăm nghìn
điều muốn nói với chàng, vẫn không làm sao kể cho xiết muôn vàn ái ân giữa nàng
với chàng; không giữ được trọn lời thề nguyền với chàng, nàng đành gửi chàng
trăm nghìn lạy. Nàng gọi Kim Trọng là tình quân, nàng xót xa cho duyên phận của
mình tơ duyên ngắn ngủi, nàng tự coi mình là người phụ bạc. Thật đau khổ biết
bao: trao duyên rồi, đã nhờ em trả nghĩa cho chàng Kim rồi mà nỗi buồn thương vẫn
chất chứa trong lòng nàng Kiều. Phải chăng, một lần nữa Nguyễn Du đã thể hiện
đúng quy luật tâm lí của con người: cái gì đong mà lắc thì vơi, nhưng: sầu đong
càng lắc càng đầy là như thế! Tình duyên dẫu có cố tình dứt bỏ vẫn còn vương tơ
lòng là như vậy. Cuối đoạn thơ, mặc dù Kiều đã giãi bày hết nỗi khổ tâm riêng của
mình với em, đã nhờ em trả nghĩa cho Kim Trọng nhưng những đau khổ vì tình
duyên tan vỡ trong tâm trí nàng vẫn không nguôi. Vẫn còn mang nặng nợ tình với
Kim Trọng, vẫn biết mình phận bạc, Thúy Kiều vẫn phải thốt lên đau đớn:


“Ôi Kim Lang! Hỡi
Kim Lang!
Thôi thôi
thiếp dã phụ chàng từ đây!”


Gọi tên người yêu mà Kiều lại
như nức lên và ngất đi, cỏi lòng như đứt ra từng đoạn. Nhịp điệu câu thơ cuối
cùng trùng xuống. Như 1 lời ngao ngán: Kiều tự dằn vặt, tự oán trách, tự nhận
mình là kẻ phụ tình, là người có lỗi. Nàng như quên đi những bất hạnh của bản
thân mình mà lo nghỉ, cảm thông với những bất hạnh của người khác. Có thể nói
Kiều là hiện thân của 1 nhân cách cao thượng, giàu lòng vị tha


Khẳng định ý thức cá nhân, khát vọng
tình yêu của con người chính là tư tưởng nhân đạo sâu sắc mà Nguyễn Du muốn gửi
gắm qua đoạn trích. ND chính là miêu tả diễn biến nội tâm của nhân vật. Diễn biến
tâm trạng của Kiều được thể hiện hợp lí qua các nấc thang tâm lí: Kiều nhờ Vân
trả nợ… và hồi tưởng những hạnh phúc sau khi trả nghĩa cho người, Kiều trở về với
lòng mình và tự thương mình, cuối cùng bi kịch được đẩy đến đỉnh cao. Để miêu tả
sắc nét nội tâm của nhân vật, ND còn sử dụng nhiều hình thức ngôn ngữ : đối thoại
với Thúy Vân, độc thoại với riêng mình có lúc như đang nói với Kim Trọng của
nhân vật Thúy Kiều


KB: Đoạn thơ, trừ những câu đầu tâm sự với
Thúy Vân, trao duyên cho Thúy Vân, còn thực chất là đoạn độc thoại nội tâm của
Thúy Kiều. Với nghệ thuật thể hiện tài tình, Nguyễn Du giúp người đọc nhìn thấu
tâm trạng đau khổ của Thúy Kiều. Càng hiểu nàng bao nhiêu, ta càng thương nàng
bấy nhiêu, cảm phục nàng bấy nhiêu. Bởi vì người ta có thể hi sinh mọi thứ vì
tình yêu, còn nàng thì lại hi sinh tình yêu vì chữ hiếu. Điều đó chẳng đáng cảm
phục lắm sao?





Đề: Nêu và phân tích luận đề chính trong đoạn đầu bài “Đại cáo Bình
Ngô” của Nguyễn Trãi



  • Nội
    dung:



_Tư tưởng nhân nghĩa cốt lõi của
tư tưởng này là “yêu dân trừ bạo” muốn được yên dân trước nhất là trừ bạo


_Khẳng định chân lí về độc lập
có chủ quyền của nước Đại Việt. Tác giả đưa ra những yếu tố cơ bản để xác định
độc lập chủ quyền của dân tộc


+ Có nền văn hiến lâu đời: “vốn xưng nền
văn hiến đã lâu”


+ Có cương vực lãnh thổ: “núi sông, bờ
cõi đã chia”


+ Có phong tục riêng: “phong tục Bắc Nam
cũng khác’


+ Có chế độ riêng: “ Từ Triệu, Đinh, Lí
, Trần bao đời gây nên độc lập,


Cùng
Hán, Đường, Tống, Nguyên mỗi bên xưng đế một phương”


+ Có truyền thống lịch sử riêng: “ song
hào kiệt đời nào cũng có”.


+Những ai xâm phạm đều bị thất bại: “
Lưu Cung tham công nên thất bại,



Triệu Tiết thích lớn phải tiêu vong



Cửa Hàm Tử bắt sống Toa Đô


Sông
Bạch Đằng giết tươi Ô Mã”


  • Ý
    nghĩa:



_Đây là 1 tư tưởng lớn, độc đáo,
sáng tạo của dân tộc VN khi đó, mà Nguyễn Trãi là người phát ngôn và kết tinh


_Nhân nghĩa phải gắn liền với chống
giặc ngoại xâm. Với ý thức độc lập dân tộc cao, Nguyễn Trãi đã phát biểu quan
niệm về quốc gia, dân tộc như 1 bản tuyên ngôn độc lập toàn diện hơn “ Sông núi
nước Nam” của Lý Thường Kiệt
Về Đầu Trang Go down
https://12a1nh.forumvi.net
 

Đề cương môn văn nà pà con ơi....

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
(¯`•._.•๑๑۩۞۩ Welcome...to...forum...12a1NH ۩۞۩๑๑•._.•´¯) :: --»♥Trường,lớp♥«-- :: -‘๑’-Tán gẫu,trao đổi-‘๑’--
Free forum | ©phpBB | Free forum support | Báo cáo lạm dụng | Thảo luận mới nhất